Gỗ công nghiệp đang chiếm tới 79% đồ nội thất trong các căn chung cư từ bình dân đến cao cấp. Gỗ công nghiệp là gì mà được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi đến vậy? Vì sao nó lại là xu hướng nội thất hiện đại? Hãy cùng nội thất Anh Vũ đi tìm hiểu tại sao người dân Việt Nam lại ưa chuộng nội thất gỗ công nghiệp đến vậy nhé!
Đọc thêm:
- Những vấn nạn khi sử dụng ván gỗ công nghiệp giá rẻ
- 20+ Mẫu bàn ghế văn phòng đẹp cho nhân viên
- 19+ mẫu bàn họp văn phòng đẹp cao cấp
Nội dung bài viết
- 1/ Gỗ công nghiệp là gì?
- 2/ Vì sao ván gỗ công nghiệp lại được ưa chuộng?
- 3/ Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
- 4/ Các loại bề mặt bằng gỗ công nghiệp
- 5/ Cách lựa chọn gỗ công nghiệp phù hợp
- 6/ Ứng dụng của gỗ công nghiệp hiện đại trong nội thất
- 7/ Cách bảo quản đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp
1/ Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sử dụng từ gỗ vụn kết hợp với keo hay hóa chất để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp đa số được làm từ những nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên (tại các xưởng gia công nhỏ lẻ).
- Tất cả xác sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp của nội thất Anh Vũ đều được làm từ gỗ công nghiệp An Cường rất an toàn với sức khỏe người tiêu dùng.
2/ Vì sao ván gỗ công nghiệp lại được ưa chuộng?
Đồ nội thất làm từ các loại gỗ công nghiệp được rất nhiều gia chủ đánh giá cao bởi chúng mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại gỗ khác.
2.1/ Chất liệu dẻo dai – bền – đẹp – nhẹ tự nhiên
– Về tuổi thọ: Những sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp có tuổi thọ từ 15 – 20 năm. Có những món đồ lên tới 25 năm nếu như bạn biết dùng đúng cách.
– Về độ nhẹ: Gỗ công nghiệp làm từ gỗ vụn, keo dính lên các tấm gỗ trở lên nhẹ hơn (chỉ bằng 1/2 so với gỗ tự nhiên). Điều này giúp cho việc di chuyển, lắp đặt dễ dàng dàng.
– Về tính thẩm mỹ: Các sản phẩm nội thất từ gỗ này còn được sơn nhiều màu sơn đa dạng, bề mặt bằng phẳng do đó có tính thẩm mỹ cao.

2.2/ Thiết kế đa dạng kiểu dáng
Thiết kế đa dạng kiểu dáng chính là thế mạnh của ván gỗ công nghiệp.
– Về khổ gỗ: Do bề mặt của các tấm ván gỗ công nghiệp rộng hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nên rất tiện dụng cho việc sản xuất đồ nội thất kích thước lớn mà không phải chắp nối.
– Về màu sơn: bề mặt của gỗ công nghiệp có thể sơn được rất nhiều màu tạo nên sự đa dạng về màu sắc.
– Về mặt ván: Phẳng nhẵn nên dễ dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như Melamine, laminate.
– Về cấu tạo: Cấu tạo rất đồng nhất nên khi cắt thì gỗ không bị sứt mẻ.

2.3/ Không bị cong vênh, co ngót hay mối mọt
Một yếu tố làm tăng tuổi thọ của đồ gỗ công nghiệp là tính không bị công vênh, mối mọt trong thời gian sử dụng. Ưu điểm này hơn hẳn so với gỗ tự nhiên. Các sản phẩm nội thất từ ván ép công nghiệp vừa có độ bền cao vừa có tính thẩm mỹ tạo nên không gian hiện đại.

Do được sản xuất từ gỗ vụn cùng keo dính, chất hóa học và được xử lý kỹ trước khi đưa vào đóng thành phẩm nên rất ít khi bị co ngót.
2.4/ Giá thành rẻ chỉ bằng 1/2 so với loại gỗ tự nhiên
Một yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng gỗ công nghiệp của hơn 79% gia chủ là giá thành. Các đồ nội thất từ ván gỗ công nghiệp rẻ hơn so với gỗ tự nhiên từ 1/2 thậm chí 1/5 lần.

Với chi phí cho toàn bộ căn hộ khoảng ~200 triệu thì nội thất gỗ công nghiệp luôn là sự lựa chọn cho những căn chung cư, nhà phố tầm trung và cao cấp.
2.5/ Thi công dễ dàng, nhanh chóng
Nội thất từ ván công nghiệp với đặc tính nhẹ, dễ dính kết do đó thời gian thi công sản phẩm nhanh chóng, vận chuyển và lắp đặt cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Một trong các ưu điểm của dòng nội thất làm từ gỗ công nghiệp nữa là dễ bám sơn. Bạn có thể dễ dàng quét sơn hay dán các chi tiết, chất liệu khác nhau trên bề mặt của gỗ, tạo nét đẹp riêng cho đồ gỗ công nghiệp của mình.
3/ Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Gỗ công nghiệp có rất nhiều đặc tính mà gỗ tự nhiên không có được: tính không bị cong vênh, mối mọt, giá thành thấp, mẫu mã đa dạng, màu sắc sang trọng. Mỗi loại gỗ sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn cho hợp lý.
Dưới đây là các loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng trong thị trường nội thất đồ gỗ công nghiệp:
3.1/ Cốt gỗ MFC (Ván dăm)
Cốt gỗ MFC (Melamine Faced Chipboard) loại ván gỗ dăm (thân cây băm nhỏ) được hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine.
– Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Đây là loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ những nhánh cây, thân gỗ băm nhỏ (keo, bạch đàn, cao su). Ván gỗ MFC là loại ván dăm phủ nhựa có đặc điểm là không mịn, thô ráp. Bạn có thể quan sát được những dăm gỗ bằng mắt thường.

Ván Gỗ Dăm MFC có 2 loại: Loại thường (không chống ẩm) và loại cốt xanh chống ẩm. Ưu điểm của loại ván dăm MFC:
- Chống công vênh, bong tróc, ngăn mối mọt
- Khả năng chống ẩm (cốt xanh) tốt phù hợp với khí hậu của Việt Nam.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
- Dễ dàng vệ sinh lau chùi với bề mặt Melamine cao cấp.
- Tuổi thọ từ 10 – 15 năm.
- Thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Giá thành rẻ nhất trong các loại gỗ công nghiệp cao cấp.
Quý vị có thể tìm hiểu sâu hơn về Loại ván gỗ MFC tại đây.
3.2/ Cốt gỗ MDF (Ván sợi)
Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) được làm từ các nhánh cây, thân cây xay nhuyễn thành sợi nên chất lượng tốt hơn văn gỗ dăm MFC. Cốt gỗ MDF có đặc điểm mịn, nhẵn nhụi, cấu trúc đồng nhất, dễ dàng cưa xẻ và định hình.
– Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Ván gỗ công nghiệp MDF trơn là loại phổ biến nhất. Khi sử dụng thường được bả và phun sơn hoặc phủ Veneer, Laminate hay Acrylic. Với loại lõi xanh chịu nước thì gỗ MDF hay được sử dụng làm đồ nội thất nhà bếp.

Một số ưu điểm của loại ván gỗ MDF:
- Cách âm, cách nhiệt tốt. Không bị công vênh, co ngót, mối mọt.
- Bề mặt phẳng nhẵn có thể dễ dàng được sơn hoặc ép các bề mặt trang trí.
- Bề mặt MDF rộng nên có thể sản xuất đồ nội thất có kích thước lớn.
- Dễ dàng thi công: Độ bám sơn cao, đa dạng về màu sắc, có thể tạo dáng cong,…
- Giá thành thấp hơn nhiều với gỗ tự nhiên.
Quý vị có thể tìm hiểu sâu hơn về Loại ván gỗ MDF tại đây.
3.3/ Cốt gỗ HDF
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp dàng ván ép (thân cây xay thành bột gỗ). Thành phần: 85% gỗ tự nhiên, 15% chất kết dính. Bề mặt rất mịn không thô ráp và vô cùng an toàn với sức khỏe.
– Khổ ván: 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
Ván ép công nghiệp HDF được nén với áp suất và nhiệt độ rất cao nên chắc chắn sẽ cứng và bền bỉ hơn 2 loại cốt MFC và MDF.
Ưu điểm của ván gỗ ép HDF:
- Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm rất tốt.
- Độ cứng cao, tuổi thọ lên tới 20 năm.
- Khắc phục được nhược điểm: nặng, dễ công vênh, nứt nẻ của gỗ tự nhiên.
- Kết hợp được với 40 màu sơn cho khách hàng lựa chọn.
Quý vị có thể tìm hiểu sâu hơn về Loại ván gỗ ép HDF tại đây.
3.4/ Cốt ghép thanh
Loại gỗ được làm từ gỗ tự nhiên, các cây gỗ sẽ được lạng mỏng thành từng tấm gỗ dày 1mm. Sau đó chúng được mang đi ép cùng với chất kết dính. Gỗ dán có độ bền không thua kém ván gỗ đặc tự nhiên.
Tấm ván gỗ ghép thanh được phủ veneer thì diện mạo cũng tương được như gỗ tự nhiên. Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên 20 đến 30%. Và tất nhiên gỗ ghép thanh không bị công vênh, mối mọt trong thời gian sử dụng.
3.5/ Gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa (WPC) là loại vật liệu mới được tạo từ bột gỗ và nhựa. Ngoài tính chống nước 100% thì gỗ nhữa còn có thể dễ dàng uống cong tạo hình cố định.
Gỗ nhựa có:
- Tính chất như gỗ: Có thể gia công bằng công cụ mộc truyền thống.
- Tính chất như nhựa: Tính chống ẩm, cong vênh, mối mọt, mục nát.
Ưu điểm:
- Thay thế được gỗ tự nhiên, đặc biệt là phần ngoại thất.
- Màu sắc đa dạng, vân gỗ giống vẫn gỗ tự nhiên.
- Có thể tạo được vân đá trên gỗ nhựa.
- Có thể phủ PU, 2K,… lên bề mặt bình thường như gỗ.
Ứng dụng:
- Gỗ nhựa được sử dụng ở những nơi ẩm ướt: tủ bếp, nhà vệ sinh, phòng kho…
4/ Các loại bề mặt bằng gỗ công nghiệp
4.1/ Bề mặt Melamine
Melamine có tên gọi khách là Melamine Faced Chipboard MFC. Bề mặt nhựa tổng hợp, được phủ lên cốt gỗ ván dăm hoặc ván mịn. Cấu tạo gồm 3 lớp:
– Lớp Overlay bên ngoài: Giúp kết cấu gỗ ổn đình và chắc chắn hơn.
– Lớp Decorative Paper: Tạo màu và hoa văn cho bề mặt gỗ.
– Lớp Kraft Paper: Quyết đinh độ dày hay mỏng của gỗ MFC.

Bề mặt Melaminate có rất nhiều màu sắc, khó bị trầy xước được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình. Đồng thời có khả năng chống mối mọt tốt và không bị cong vênh.
4.2/ Bề mặt Laminate
Đây là bề mặt nhựa tổng hợp tuy nhiên dày hơn nhiều so với Melamine. Được dùng để phủ lên bề mặt ván mịn hay ván dán. Cấu tạo của bề mặt Laminate gồm 3 lớp:
– Lớp Overlay bên ngoài: Tạo độ sáng bóng và dộ cứng thích hợp.
– Lớp Decorative Paper: Tạo màu và giữ màu cho bề mặt gỗ luôn ổn định.
– Lớp Kraft Paper: Quyết đinh độ dày hay mỏng của gỗ MFC.

Ưu điểm:
- Tính thẩm mỹ cao: Màu sắc đa dạng, có màu kim loại và ánh nhũ.
- Bề mặt film rất phòng phú: Vân sần, vân nổi, vân đá, vân gỗ…
- Tính chống xước và chống phai màu cao.
- Khả năng chịu nhiệt và va đập tốt, duy trì tuổi thọ của sản phẩm.
- Dễ dàng thi công, tạo hình.
4.3/ Bề mặt Veneer
Đây chính là bề mặt làm từ gỗ tự nhiên, được bóc thành các lớp mỏng sau đó được phơi hoặc sấy khô rồi dán lên bề mặt cốt gỗ.
Ưu điểm:
- Không bị bay màu trong quá trình sử dụng
- Giá thành rất rẻ
- Màu rất giống với gỗ tự nhiên
4.4/ Bề mặt Acrylic
Gỗ có bề mặt Acrylic hay được gọi là gỗ bóng gương ở Việt Nam. Vì nó là sản phảm có tính chất xanh sạch, bảo vệ môi trường và độ bóng cao nên hay được sử dụng làm tủ bếp.
Ưu điểm:
- Đa dạng về màu sắc, thời gian bám màu lâu.
- Bóng đẹp mang tính hiện đại và sang trọng
- Có khả năng uốn dẻo cao, chịu lực tốt
- An toàn với môi trường, không độc hại.
5/ Cách lựa chọn gỗ công nghiệp phù hợp
Đều là những sản phẩm gỗ công nghiệp nhưng mỗi loại sẽ có những đặc tính vô cùng khác nhau. Do vậy nội thất Anh Vũ đã tổng hợp được những cách lựa chọn các loại gỗ để ứng dụng trong từng không gian nội thất.
- Các sản phẩm gỗ dùng trong môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với nước: MFC lõi xanh chịu ẩm, MDF chịu nước, gỗ nhựa.
- Các sản phẩm dùng cho văn phòng, trường học, phòng ngủ đòi hỏi sự cách âm tốt, cách nhiệt cao, chịu lực tốt : HDF, gỗ Plywood,…
- Khi sử dụng cần thi công thêm như phun sơn, phủ veneer: Ván gỗ MDF.
- Ứng dụng làm các vách ngăn, đồ gỗ nội thất giá bình dân: Ván gỗ MFC.
- Ứng dụng sản xuất những chi tiết cong, uốn khó khăn: Gỗ nhựa.
- Ứng dụng trong chế tạo sàn gỗ công nghiệp: Ván gỗ HDF
6/ Ứng dụng của gỗ công nghiệp hiện đại trong nội thất
6.1/ Nội thất gỗ cho hệ thống cửa
Đối với những căn hộ chung cư các cửa chính, cửa nối tiếp các phòng ngủ nên sử dụng cửa gỗ. Do đó, để có thể lựa chọn gỗ công nghiệp cho hệ thống cửa bạn có thể căn cứ dựa vào các tiêu chí sau:
- Sự tác động của môi trường: Cửa ra vào chịu sự tác động từ các yếu tố bên ngoài: thời tiết, khí hậu… Do đó bạn nên lựa chọn các dòng cửa gỗ có độ bền cao, chịu được tác động của thời tiết.
- Tính thẩm mỹ: Bạn cũng nên lựa chọn cho mình một mẫu cửa có hoa văn phù hợp nhất với phong cách của bản thân.
6.2/ Nội thất cho phòng bếp và phòng tắm
Trong tất cả các không gian kiến trúc, phòng bếp và phòng tắm luôn là nơi khó lựa chọn đồ nội thất nhất. Bởi những đồ được lựa chọn vào đây phải đáp ứng được tính thẩm mỹ cho toàn bộ căn nhà mà nó còn phải chịu được tác động của nấm mốc.
Do đó, các đồ nội thất gỗ công nghiệp trong căn phòng này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
- Khả năng chịu nhiệt tốt, ít cong vênh.
- Khả năng chống mối mọt trong môi trường nhiều độ ẩm cao.
- Có độ bền tốt trước sự tác động thường xuyên của chủ nhân căn hộ.
- Dựa vào những tiêu chí trên, các dòng gỗ công nghiệp: MDF, MFC là hai dòng khá phù hợp cho khu bếp.
6.3/ Nội thất cho phòng ngủ
Phòng ngủ là không gian riêng tư của mỗi người. Tùy vào sở thích cá nhân mà mỗi người lại thích các mẫu đồ nội thất khác nhau. Tuy nhiên ngày nay người ta sử dụng các dòng gỗ HDF hoặc Plywood cho thiết kế nội thất phòng ngủ.
Bởi:
- 2 loại gỗ này có khả năng cách âm hiệu quả, độ cứng cao hơn so với các dòng gỗ công nghiệp khác.
- Màu sắc gỗ đa dạng với nhiều hoa văn và vân gỗ khác nhau.
- Giá thành phải chăng.
7/ Cách bảo quản đồ nội thất bằng gỗ công nghiệp
Dưới đây là cách bảo quản đồ gỗ công nghiệp được rất nhiều người áp dụng hiện nay:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt của các đồ nội thất được làm từ gỗ. Bởi vì sau một thời gian dài sử dụng, những lớp bụi bẩn sẽ đóng bám sâu vào bề mặt gỗ gây nên mất thẩm mỹ và khó vệ sinh. Không những vậy nó còn làm tăng độ ẩm khu vực đó, gây mối mọt, hư hại.
- Nên đánh bóng những sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp định kỳ từ 3-4 lần/1 năm để tất cả đồ dùng nội thất nhà bạn luôn được sáng bóng như mới.
- Khi làm vệ sinh thì bạn nên sử dụng các sản phẩm chuyên dùng, tránh để lại vết cáu nước trên bề mặt đồ dùng.
- Không nên thường xuyên di chuyển các đồ gỗ để tránh bị hư hại, hỏng hóc.
Trên đây là những chia sẻ của nội thất Anh Vũ về gỗ công nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có cho mình những lưu ý cũng như kinh nghiệm nhất định khi lựa chọn nội thất gỗ cho nhà của mình.
Nếu quý vị đang có nhu cầu Thiết kế & Thi công nội thất căn hộ của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nội thất Anh Vũ sẵn sàng "Nâng tầm" cuộc sống của quý vị với mức phí thiết kế là 0 đồng!
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ
-
* Mọi chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty CP TM & SX Nội Thất Anh Vũ
Showroom: Anh Vũ Building, 18 ngõ 36 đường Cổ Linh, Tư Đình, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất 1: Số 2 Ngõ 167 Gia Quất, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất 2: Ngõ 70 Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0903 359 868 | +84 24 2245 8555
Email: thietke.anhvu@gmail.com | ketoan.anhvu@gmail.com
Website: https://www.noithatanhvu.com.vn
- Gỗ công nghiệp: Xu hướng nội thất cao cấp & hiện đại
loại gỗ nào có khả năng cách nhiệt tốt nhất vậy?
Chào anh Tiến, nếu cần cách nhiệt tốt thì anh có thể dùng gỗ MFC ạ
nội thất phòng khách thì nên dùng loại gỗ công nghiệp nào vậy ad?
Chào anh Trọng Hiên, với nội thất phòng khách thì sofa mình nên làm bằng gỗ tự nhiên, còn các sản phẩm khác thì tùy vào kinh tế để chọn loại gỗ công nghiệp phù hợp ạ
tủ bếp làm bằng gỗ mfc thường được k ad? độ bền khoảng bao lâu?
Chào anh Hiếu, với tủ bếp thì nên là loại chống ẩm sẽ tốt hơn, với gỗ công nghiệp của An Cường thì anh yên tâm dùng được khoảng 10 năm ạ