Phong cách nội thất Industrial là những bức tường không xây trát, những đường ống không che đậy, tạo nên một không gian mộc mạc, gần gũi. Không những thế những chất liệu hoàn toàn tự nhiên có chút thô sơ nhưng vẫn đảm bảo chức năng của ngôi nhà.

Bài viết liên quan :
- Cập nhập những xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất 2020
- Tổng hợp 34 phong cách thiết kế nội thất nổi tiếng trên thế giới
- Phong cách Art & Crafts: Mang nghệ thuật thủ công vào căn hộ của bạn
Phong cách nội thất Industrial xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Đây là thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp tại châu Âu suy thoái. Người dân đã tái sử dụng những nhà máy thành không gian sống và từ đó phong cách nội thất công nghiệp ra đời.

Thay vì che giấu “quá khứ công nghiệp” của các các nhà máy này thì các kiến trúc sư và cư dân lại thích làm nổi bật nó. Các bức tường xuống cấp, lộ gạch, trần nhà thô và cửa sổ kính lớn là những bằng chứng để lại cho quá trình sử dụng trước đây của nhà máy này. Kết quả là phong cách thiết kế nội thất Công Nghiệp đầy tính cách được hình thành.

Từ đó đến nay phong cách độc đáo này không ngừng được hoàn thiện và phát triển với những ý tưởng thiết kế vô cùng độc đáo nhưng vẫn giữ lại được những nét đặc trưng cơ bản của phong cách thiết kế nội thất Industrial.
Nội dung bài viết
1/ Phong cách thiết kế nội thất Industrial
Phong cách nội thất Industrial đem lại tính thẩm mỹ rất đặc biệt cho căn nhà. Vừa mang lại những nét giản dị thô sơ nhưng cũng không kém phần xa hoa và tiện nghi. Nguyên lý của phong cách này là sự tối đa những khoảng không gian, kết hợp màu sắc và cách thiết kế để tạo nên nét đặc biệt riêng.

Những căn hộ theo đuổi phong cách Industrial mang dáng dấp của một căn nhà chưa hoàn thiện. Hệ thống ống nước lộ ra bên ngoài, các đường dây điện cũng không được đi âm bên trong tường.

Những mảng tường được tô chưa hoàn chỉnh, phong cách này mang lại sự sáng tạo và nét đẹp riêng cho căn hộ của bạn.
2/ Những nét đặc trưng của phong cách nội thất Industrial
Mỗi một phong cách thiết kế nội thất đều có các yếu tố cụ thể riêng. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian) thường thích màu sắc ánh sáng và vật liệu tự nhiên, còn phong cách Tối giản (Minimalism) lại ưa chuộng sự đơn giản, tiện nghi hướng đến tính công năng.

Nhưng phong cách nội thất công nghiệp (Industrial) lại mang một nét riêng khác biệt.
2.1/ Tường trong phong cách thiết kế nội thất Industrial
Bức tường thô, gạch thô, tường bê tông mài và được ốp gỗ mộc tự nhiên, chính là nét riêng biệt của phong cách này. Thiết kế tường như này sẽ tạo nên một không gian “ Giả lập “ công xưởng bằng sự đơn giản, mạnh mẽ nhưng được thiết kế hoàn toàn có chủ đích.

Đây cũng là điểm nhận biết rõ nhất trong các mẫu thiết kế nội thất chung cư mang phong cách nội thất Industrial.
2.2/ Thiết kế sàn và trần nhà
Gạch hoa, gạch lát sàn hiện đại ít khi được sử dụng trong phong cách này. Mà phong cách này chủ yếu sử dụng những chất liệu bê tông và gỗ. Chủ đầu tư có nhiều lựa chọn để kết hợp như tường bê tông đi với gỗ hoặc ngược lại. Điều này sẽ giúp không gian bớt đi phần nhàm chán và vẫn giữ được những nét thiết kế độc đáo của phong cách nội thất Industrial.

Thiết kế trần nhà trong phong cách công nghiệp lại tương đối đa dạng chủ nhà có thể để trần không và không cần trang trí nhiều.

Hầu hết mọi công trình mang phong cách công nghiệp thường thiết kế và trang trí trần nhà bằng hệ thống ống dẫn kết hợp với hệ thống đèn chiếu sáng mô phỏng lại các hệ thống ống dẫn cơ khí trong nhà máy xưa. Đây cũng có thể coi là một trong những đặc trưng phổ biến của phong cách nội thất Industrial.
2.3/ Cửa sổ và ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố rất quan trọng trong phong cách này. Không gian và đồ nội thất được trang trí với những tông màu sẫm và trầm màu. Nếu không gian phòng thiếu ánh sáng trông sẽ rất tốt và hiệu quả sử dụng không sẽ không cao.

Sử dụng bóng đèn chiếu sáng thông thường một đặc điểm dễ dàng nhận ra trong phong cách nội thất Industrial chính thiết kế cửa sổ rộng khung thép để có thể tận dụng được tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên và tốt cho sức khỏe.

2.4/ Bố trí không gian trong phong cách Industrial
Được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng như nhà ở, văn phòng, chung cư, nhà hàng, quán cafe theo phong cách công nghiệp này.

Tùy từng không gian sẽ được thiết kế khác nhau với không gian mở sẽ giúp không gian trở nên đồng bộ rộng rãi và thoáng mát hơn khi được kết hợp với phong cách này.
2.5/ Đồ nội thất
Những đồ nội thất ở phong cách này thường có những kiểu dáng đơn giản và có đường nét rõ ràng. Phong cách nội thất Industrial đề cao sự tối giản, nên bạn cần tránh mua sắm quá nhiều vật dụng.

Đồ đạc bạn cần sắp xếp sao cho tinh tế để không làm mất đi nét riêng của phong cách này. Mà biến nhà bạn thành cái nhà kho xưởng. Bên cạnh đó, các đồ nội thất trang trí lại luôn bị giới hạn trong phong cách nội thất Industrial chỉ một số ít cây xanh.

Các đồ dùng trang trí được sử dụng trong thiết kế nội thất còn không thì không gian luôn được tối giản ở mức tối đa để nhằm tối ưu cho không gian sống.
2.6/ Thiết kế cầu thang
Những chiếc cầu thang được sử dụng để kết nối giữa gác xép và tầng dưới trong căn hộ. Cầu thang thường được làm bằng kim loại và phủ sơn đen, khung kim loại giản dị được thiết kế cơ bản.

Những bậc cầu thang đều được làm nhám để tránh tình trạng trơn trượt gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cầu thang được làm bằng gỗ cũng là một kiểu cầu thang thường thấy trong phong cách thiết kế này và nhiều phong cách khác.
3/ Ứng dụng của phong cách công nghiệp trong thiết kế nhà ở
3.1/ Thiết kế không gian phòng khách
Không gian phòng khách được thiết kế với không gian mở liền phòng bếp, phòng ăn. Không gian thoáng mát, sử dụng những đồ nội thất trang trí nhẹ nhàng. Tạo nên cảm giác dễ chịu, thân thiện cho mọi không gian thiết kế.

Sử dụng chất liệu kim loại trong trang trí giúp đem tới một không gian mạnh mẽ, tác phong làm việc công nghiệp, linh hoạt.

Tuy nhiên tránh lạm dụng nhiều kim loại trong thiết kế nội thất cần có sự hài hòa và cân đối để tránh tạo nên cảm giác lạnh lẽo và nguy hiểm cho ngôi nhà. Tham khảo thêm các phong cách thiết kế nội thất dưới đây để có nhiều ý tưởng hơn cho phòng khách của bạn nhé.
Có lẽ bạn muốn đọc:
3.2/ Thiết kế không gian phòng ngủ
Phòng ngủ thường được thiết kế khép kín và mang những nét đặc trưng tiêu biểu cho phong cách nội thất Industrial như tường thô có thể là bê tông mài, gạch mộc hoặc được lát gỗ, màu sắc không qua xử lý được để rất tự nhiên.

Bên cạnh đó các vật dụng bằng kim loại sơn đen cũng xuất hiện khá phổ biến được dùng trong thiết kế giá trang trí, giá sách, bàn làm việc và khung cửa sổ.

Cuối cùng là chất liệu gỗ thường được đi kèm với kim loại vừa bổ trợ vừa trang trí cho nhau. Tuy là phòng ngủ nhưng ánh sáng luôn là một yếu tố quan trọng ánh sáng tự nhiên được lấy từ cửa sổ rộng và thường sử dụng rèm để che bớt ánh sáng.

Trần nhà là nơi bố trí hệ thống đèn led chiếu sáng cung cấp ánh sáng vào ban đêm. Đồ trang trí nội thất phòng ngủ industrial cần được kiểm soát không nên trang trí quá nhiều, sử dụng cây xanh để làm tăng thêm sự đa dạng về màu sắc vừa tốt cho sức khỏe.

3.3/ Không gian phòng bếp – nhà ăn
Không gian nhà bếp nên được thiết kế kín đáo đi ngược với đặc trưng về thiết kế không gian trong phong cách nội thất Industrial, bên cạnh đó cách bài trí nội thất cũng có những nét khác biệt bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa vậy nên khi ứng dụng phong cách công nghiệp này trong trang trí không gian bếp cũng sẽ gặp không ít khó khăn.

3.4/ Thiết kế phòng làm việc tại nhà
Đối với phòng làm việc hay phòng đọc sách được thiết kế riêng biệt. Phong cách nội thất Industrial lại trở nên cực kì phù hợp cho thiết kế cho kiểu không gian này. Chính tinh thần mạnh mẽ, tác phong công nghiệp của phong cách độc đáo này có thể đem lại sự thoải mái cũng như động lực để làm việc từ đó nâng cao được hiệu quả công việc.

Cách trang trí nội thất tối giản giúp bạn tập trung hơn vào công việc tránh được những sự xao nhãng không cần thiết, cửa sổ rộng đón ánh sáng tự nhiên, những giá sách bằng khung kim loại chắc chắn sẽ thực sự phù hợp trong việc thiết kế phòng làm việc tại nhà.
4/ Tổng kết
Cùng xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ XX là phong cách Industrial, Avant Garde, Contemporary,Scandinavian,…. Phong cách nội thất Avant Garde là phong cách mang vẻ đẹp hài hòa và giao thoa giữa mỹ thuật tạo hình và mỹ thuật ứng dụng. Tạo nên sự tươi mới, tiện nghi và hiện đại trong không gian sống.
Contemporary còn gọi là phong cách thiết kế nội thất đương đại. Sự tối giản trong không gian, màu sắc, hình khối luôn đồng điệu phù hợp với xu hướng và tính cách của những người trẻ tuổi.

Phong cách Scandinavian đơn giản trong thiết kế, nhưng các đường nét thường được kết hợp với sự sang trọng kín đáo và ấm áp, đã tạo nên một cảm giác rất giản dị.

Phong cách công nghiệp – Industrial cũng được thiết kế đơn giản hết sức, cắt bỏ hoàn toàn những thứ rườm rà, xa hoa. Mang những nét thô mộc của không gian nhà máy, công xưởng vào chính ngôi nhà của bạn.

Ngoài ra, phong cách nội thất Industrial còn được kết hợp với nhiều phong cách thiết kế khác như hiện đại, phong cách Eco, phong cách vintage giúp tạo nên sự đa dạng trong thiết kế. Phong cách thiết kế nội thất Industrial còn được ứng dụng trong thiết kế nhà hàng, quán ăn, cafe,văn phòng làm việc,…

Đối với quán cafe, nhà hàng phong cách này nhấn mạnh sự độc đáo, các tính mạnh mẽ và đặc biệt lối trang trí cuốn hút dễ tạo ấn tượng cho những thực khách lần đầu đến với quán. Còn văn phòng làm việc sẽ đem lại sự năng động, tác phong nhanh nhẹn hơn trong công việc.
Nếu quý vị đang có nhu cầu Thiết kế & Thi công nội thất căn hộ của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Nội thất Anh Vũ sẵn sàng "Nâng tầm" cuộc sống của quý vị với mức phí thiết kế là 0 đồng!
ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ
-
* Mọi chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ:
Công ty CP TM & SX Nội Thất Anh Vũ
Showroom: Anh Vũ Building, 18 ngõ 36 đường Cổ Linh, Tư Đình, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất 1: Số 2 Ngõ 167 Gia Quất, Long Biên, Hà Nội
Xưởng sản xuất 2: Ngõ 70 Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 0903 359 868 | +84 24 2245 8555
Email: thietke.anhvu@gmail.com | ketoan.anhvu@gmail.com
Website: https://www.noithatanhvu.com.vn
Bài viết đang theo dõi:
Bài viết được gắn thẻ:
- Phong cách nội thất Industrial
- Phong cách thiết kế nội thất Industrial
NỘI THẤT ANH VŨ
Chuyên Thiết kế & Thi công nội thất biệt thự, chung cư, nhà phố, khách sạn, văn phòng,... Với xưởng sản xuất quy mô hơn 3.000m2, nguyên liệu nhập khẩu Châu Âu chúng tôi tự tin rằng những sản phẩm từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp, Laminate, HDF… của Nội Thất Anh Vũ có chất lượng đứng đầu miền Bắc.